UBND TỈNH QUẢNG NAM
|
|
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
|
GỢI Ý HƯỚNG DẪN TỰ ÔN TẬP KIẾN THỨC TRONG
THỜI GIAN NGHỈ VÌ DỊCH COVID-19
Môn: LỊCH SỬ 12
I. Gợi ý kiến thức trọng tâm cần ôn tập
1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1930.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1925 đến 1930
2. Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Các giai cấp trong xã hội Việt Nam
- Thái độ chính trị của từng giai cấp
- Vai trò cách mạng của từng giai cấp
3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
- Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929: Trình bày được quá trình thành lập, hoạt động của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 và ý nghĩa của sự kiện này:
- Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1- 8/2/1930): Trình bày được hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiểu được những nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám.
a) Nguyên nhân thắng lợi
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân chủ yếu
b) Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam
- Đối với thế giới
5. Các thắng lợi quân sự tạo nên bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
- Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950
- Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
6. Những thắng lợi đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
- Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
- Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết
7. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
- Trình bày được tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954.
- Biết được nhiệm vụ của cách mạng cả nước, của mỗi miền và mối quan hệ giữa nhiệm vụ của hai miền.
II. Bài tập vận dụng
Vấn đề 1. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1930.
Câu 1. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III vì tổ chức này đã
A. giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.
B. đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.
C. bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
D. chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 2. Những việc làm nào dưới đây chứng minh Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính trở thành chiến sĩ cộng sản?
A. Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”và viết bài cho báo “Sự Thật”.
B. Gửi yêu sách đến hội nghị Vec – xây, thành lập hội liên hiệp thuộc địa.
C. Bỏ phiếu tán thành, gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.
Câu 3. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1911 – 1930 là gì?
A. Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
C. Thành lập và điều hành hoạt động Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
D. Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1930 đã
A. Chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930).
B. góp phần hoàn chỉnh quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. thúc đẩy quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam vào 1929.
D. đưa cách mạng Việt Nam gắn bó chặc chẽ với cách mạng thế giới.
Câu 5. Nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười". Câu thơ trên nói lên cảm xúc của Bác trong hoàn cảnh lịch sử nào dưới đây?
A. Ra đi tìm đường cứu nước.
B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai.
C. Đọc bản sơ thảo luận cương của Lênin.
D. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III.
Câu 6. Nguyễn Ái Quốc vai trò gì trong hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản vào năm 1930?
A. Thông qua Chính cương sách lược vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam.
C. Chấm dứt tình trạng chia rẽ đang ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng Việt Nam.
D. Chủ trì hội nghị, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên.
Vấn đề 2. Sự phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 1. Giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ giai cấp nào dưới đây?
A. Giai cấp tư sản bị phá sản.
B. Thợ thủ công bị thất nghiệp.
C. Giai cấp tiểu tư sản bị chèn ép.
D. Giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 2. Giai cấp nào dưới đây có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Địa chủ.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tư sản.
Câu 3. Giai cấp nào dưới đây có số lượng đông đảo và hăng hái trong phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Địa chủ.
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tư sản.
Câu 4. Giai cấp, tầng lớp nào dưới đây rất nhạy bén với thời cuộc và hăng hái trong phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tiểu tư sản
B. Nông dân.
C. Công nhân.
D. Tư sản.
Câu 5. Yếu tố nào tác động chủ yếu đến sự phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga 1917.
B. Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới.
D. Trật tự thế giới mới được xác lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Vấn đề 3. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
Câu 1. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là đánh đổ
A. đế quốc Pháp, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do.
B. phong kiến, tay sai, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. đế quốc Pháp, phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do.
D. đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, làm cho Việt Nam được độc lập tự do.
Câu 2.Tổ chức nào dưới đây được xem là tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam?
A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.
D. Tân việt Cách mạng đảng.
Câu 3. Sự kiện tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam là sự ra đời của
A. An Nam Cộng sản đảng.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố
A. Chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân, phong trào cộng sản.
B. Chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
C. Chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào nông dân.
D. Phong trào yêu nước Việt Nam, phong trào vô sản và phong trào dân chủ tư sản.
Câu 5. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng được xem là
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. tài liệu chính trị đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vấn đề 4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
Câu 1. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của ta trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. sự chuẩn bị trong 15 năm qua ba phong trào cách mạng.
D. sự nhất trí của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Câu 2. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta có ý nghĩa quốc tế là
A. đưa các nước Đông Dương từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập tự do.
B. giải phóng dân tộc các nước Đông Dương gắn liền với giải phóng xã hội, giai cấp.
C. chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo của các nước.
D. góp phần vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới.
Câu 3. Nguyên nhân khách quan dẫn đến thắng lợi của ta trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. quân Đồng minh và Liên Xô đánh bại phát xít Nhật.
D. sự nhất trí của toàn quân và toàn dân ta.
Câu 4. Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với nước ta là
A. phá tan 2 tầng xiềng xích nô lệ Pháp – Nhật.
B. lật nhào ngai vàng phong kiến.
C. đưa đất nước ta từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập tự do.
D. cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Vấn đề 5. Các thắng lợi quân sự tạo nên bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954)
Câu 1. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên Giới thu- đông năm 1950 là
A. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành vượt bậc.
B. ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
C. là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi.
D. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 2. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch
A. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Biên giới thu - đông 1950.
C. Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thượng Lào năm 1954.
Câu 3. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là
A. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
B. chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
C. buộc Pháp phải chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang đánh lâu dài với ta.
D. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi.
Câu 4. Những thắng lợi quân sự nào đã tạo nên bước ngoặt trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, Biên giới thu- đông năm 1950, Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954, Chiến cuộc đông - xuân 1953 -1954, Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Chiến dịch Hòa Bình năm 1952, Biên giới thu - đông 1950, Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Biên giới thu- đông 1950, Điện Biên Phủ năm 1954 và Thượng Lào năm 1954
Câu 5. Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp( 1945-1954) giành thắng lợi là chiến dịch
A. Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Biên giới thu - đông 1950.
C. Điện Biên Phủ năm 1954.
D. Thượng Lào năm 1954.
Vấn đề 6. Những thắng lợi đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
Câu 1. Sự kiện nào dưới đây kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (7 - 1954).
Câu 2. Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
B. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
C. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
D. hiệp định cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
Câu 3. Mặt trận nào dưới đây quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954-1975)?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Quân sự.
D. Ngoại giao.
Câu 4. Tác động của Hiệp định Giơnevơ đối với cách mạng Việt Nam là
A. Mĩ không còn can thiệp vào tình hìnhViệt Nam.
B. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
D. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân về nước.
Câu 5. Chiến thắng có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương (1945 – 1954) là chiến thắng
A. Việt Bắc thu – đông (1947).
B. Biên Giới thu – đông (1950).
C. Điện Biên Phủ (1954).
D. Đông - Xuân (1953 – 1954).
Vấn đề 7. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954
Câu 1. Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là
A. tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm.
B. chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ-Diệm.
C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.
D. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Câu 2. Đặc điểm nổi bật của tình hình chính trị nước ta sau 1954 là
A. Mĩ can thiệp vào miền Nam.
B.đất nước bị chia cắt thành hai miền.
C. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
D. Pháp đã rút khỏi nước ta.
Câu 3. Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc Việt Nam sau năm 1954 là
A.đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội.
B. hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế.
C. hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ sản xuất.
D.phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Câu 4. Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 là
A. biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
B. phá hoại các cơ sở kinh tế của cách mạng nước ta.
C. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ.
D. đưa quân đội Mĩ vào miền Nam.
Câu 5. Đặc điểm nổi bậc của cách mạng Việt Nam sau năm 1954 là
A. tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến tới hoàn thành thống nhất nước nhà.
B. tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới hoàn thành thống nhất nước nhà.
C. đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam,tiến tới hoàn thành thống nhất nước nhà.
D. Một Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền đất nước.